Dây chuyền sản xuất tự động giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tìm hiểu về dây chuyền tự động trong bài viết sau!
Ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa ra đời nhằm mở ra “kỷ nguyên” mới trong lĩnh vực chế biến, đóng gói, phân phối hàng hóa. Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, tăng năng suất lao động cũng như sản phẩm luôn đạt chất lượng tuyệt đối. Tìm hiểu thêm về dây chuyền sản xuất tự động trong bài viết sau đây!
Dây chuyền sản xuất tự động là gì?
Dây chuyền sản xuất tự động hóa bao gồm các máy trạm được liên kết với nhau bởi hệ thống chuyển giao và điều khiển điện. Mỗi máy trạm được phân công xử lý một hoạt động cụ thể trong dây chuyền sản xuất sản phẩm theo quy trình đã được lập trình từ trước.
Dây chuyền sản xuất tự động hóa hoạt động hoàn toàn không có sự can thiệp của con người trong từng khâu. Tất cả các hoạt động sản xuất của con người trước đây đều được thay thế bởi thiết bị cơ khí, robot,… Thay vào đó, con người sẽ lập trình hệ thống, thiết kế, giám sát hoạt động.
Nhờ có dây chuyền sản xuất tự động hóa mà con người không phải trực tiếp lao động sản xuất trong nhà máy, nhất là đối với ngành hàng hóa chất độc hại hay đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ cao. Ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa giúp doanh nghiệp có thể cắt giảm rất nhiều chi phí, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn trước.
Dây chuyền sản xuất tự động hóa bao gồm các máy trạm được liên kết với nhau bởi hệ thống chuyển giao và điều khiển điện
Phân loại dây chuyền tự động hóa sản xuất
Dây chuyền sản xuất tự động được chia làm 4 loại và phân theo chức năng như sau:
Dây chuyền lắp ráp tự động
Dây chuyền lắp ráp tự động thường được ứng dụng trong ngành điện – điện tử, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy,… Ứng dụng dây chuyền này vào sản xuất giúp rút ngắn thời gian làm ra một sản phẩm hoàn thiện, nhằm tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần.
Dây chuyền sơn, hàn tự động trong cơ khí chế tạo
Dây chuyền sơn, hàn tự động thường ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo để ghép nối kim loại với độ dày, mỏng khác nhau. Sử dụng công nghệ hàn thép, hợp kim chất lượng cao, đem lại hiệu quả cao trong việc sửa chữa, phục chế và lắp ráp các chi tiết kim loại lại với nhau.
Dây chuyền chiết rót tự động
Dây chuyền chiết rót tự động thường được dùng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm đối với các sản phẩm dạng lỏng như nước khoáng, nước ngọt, sữa,… Ứng dụng dây chuyền chiết rót tự động giúp rút ngắn thời gian đóng chai, dung tích sản phẩm đạt độ chính xác tuyệt đối, tránh hao hụt nguyên liệu.
Dây chuyền đóng gói tự động
Tương tự như dây chuyền chiết rót, hệ thống đóng gói tự động cũng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dược phẩm. Ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động giúp doanh nghiệp giảm thiểu hoàn toàn những sai sót trong quá trình đóng gói, dự trù tốt nguyên liệu và số lượng thành phẩm trong ngày. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường.
Ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động giúp doanh nghiệp giảm thiểu hoàn toàn những sai sót trong quá trình đóng gói
Ứng dụng của dây chuyền sản xuất tự động
Như đã đề cập, các loại dây chuyền sản xuất tự động ở nội dung trên, có thể thấy hệ thống này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực chế biến, sản xuất, đóng gói thực phẩm, chi tiết, linh kiện điện tử, máy móc. Ngoài ra còn ứng dụng trong lắp ráp ô tô, xe máy, điện thoại.
Lợi ích khi sử dụng dây chuyền sản xuất tự động
Dây chuyền sản xuất tự động từ khi ra đời đã mở ra một “kỷ nguyên” mới cho ngành nghề chế biến, lắp ráp, đóng gói. Tạo điều kiện thúc đẩy tinh thần sáng tạo, trau dồi trình độ của lực lượng lao động, sản xuất chính. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhân công, vận hành và sai sót. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Cắt giảm chi phí nhân công
Cắt giảm chi phí nhân công là lợi ích đầu tiên mà dây chuyền sản xuất tự động đem lại cho doanh nghiệp. Khi ứng dụng dây chuyền tự động, mọi hoạt động từ chế biến, đóng gói đến vận chuyển ra kho đều được thực hiện bởi robot, máy móc và xe tự hành mà không cần đến sức lao động của con người. Nhờ đó doanh nghiệp có thể cắt giảm được chi phí nhân công khi ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động trong nhà máy.
Giảm chi phí vận hành
Một robot có thể hoạt động với năng suất bằng 3 đến 5 người cùng độ chính xác tuyệt đối trong từng quy trình, giảm thiểu sự lãng phí nguyên liệu. Ngoài ra, cũng cắt giảm được nhiều chi phí cho đội ngũ quản lý, giám sát từng nhóm lao động thủ công như trước đây.
Một robot có thể hoạt động với năng suất bằng 3 đến 5 người cùng độ chính xác tuyệt đối trong từng quy trình
Môi trường làm việc an toàn
Đối với một số ngành nghề như gia công kim loại, luyện kim hay chế biến, sản xuất hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì việc ứng dụng dây chuyền tự động giúp cải thiện môi trường làm việc. Công nhân không còn phải hoạt động trong môi trường tiếp xúc với các chất độc trong thời gian dài.
Giảm thời gian sản xuất
Ứng dụng dây chuyền sản xuất tự động giúp giảm đáng kể thời gian tạo ra một thành phẩm so với mô hình thủ công truyền thống.
Nâng cao năng suất lao động
Dây chuyền sản xuất tự động thường được lập trình với khả năng sản xuất liên tục, năng suất cực kỳ cao. Không giống như con người, máy móc, robot không cần tốn thời gian để nghỉ ngơi nhưng năng suất lao động vẫn không đổi. Đảm bảo hàng hóa luôn được sản xuất đúng hạn, lấy được niềm tin tuyệt đối từ khách hàng, đối tác.
Tối ưu không gian sử dụng
Các loại robot, máy móc hiện nay thường có thiết kế nhỏ gọn, hoàn toàn có thể ứng dụng trong không gian nhà máy hạn chế về diện tích. Các loại robot được thiết kế gắn trực tiếp lên sàn, tường, trần nhà, kệ hay đường ray cũng giúp tiết kiệm tối đa không gian sử dụng trong xưởng sản xuất.
Giới thiệu về hệ thống điều độ sản xuất APS của MESTECH
Khi ứng dụng dây chuyền tự động hóa, các doanh nghiệp thường quản lý thông qua các hệ thống điều độ sản xuất chính, nhằm giám sát, theo dõi, kiểm tra và lưu giữ toàn bộ thông tin trong suốt quá trình vận hành. Hệ thống điều độ sản xuất APS của MESTECHchính là một “trợ thủ” đắc lực cho doanh nghiệp trong việc theo dõi, giám sát tính chính xác, ổn định của dây chuyền tự động.
Chức năng của hệ thống điều độ sản xuất
- Khi ứng dụng hệ thống điều độ sản xuất, doanh nghiệp có thể lên nhiều kế hoạch đồng thời với sự thống nhất về cơ sở dữ liệu.
- Xác định điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và sản xuất, đồng thời mô hình hóa những hạn chế để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
- Tối ưu hóa toàn bộ các chức năng của từng trạm máy trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Hệ thống điều độ sản xuất APS còn có khả năng tùy biến cao, giúp doanh nghiệp thiết lập thêm nhiều tính năng phù hợp với đặc thù và nhu cầu sản xuất.
- Tích hợp và truy xuất các dữ liệu cần thiết từ hệ thống ERP, MES, SFDC,…
Hệ thống điều độ sản xuất APS của MESTECH là “trợ thủ” đắc lực cho doanh nghiệp trong việc giám sát tính chính xác, ổn định của dây chuyền tự động
Lợi ích khi ứng dụng hệ thống điều độ sản xuất trong doanh nghiệp
Sử dụng hệ thống này trong việc quản lý dây chuyền sản xuất giúp doanh nghiệp tiết kiệm thêm nhiều chi phí cho quản lý, giám sát cũng như thời gian theo dõi. Hệ thống có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa, nâng cao từng khâu sản xuất, đồng thời phát tín hiệu cảnh báo ngay lập tức để giảm thiểu rủi ro về tiến độ cũng như chi phí bảo hành, bảo trì.
Tính năng cơ bản của hệ thống điều độ sản xuất
- Lập kế hoạch nguyên vật liệu (BOM).
- Hình ảnh hóa lịch trình tương tác.
- Lập kế hoạch sản xuất trên dây chuyền tự động theo đơn đặt hàng.
- Lập kế hoạch mua hàng, nguyên liệu.
Dây chuyền sản xuất tự động được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, đóng gói, lắp ráp linh kiện điện tử, ô tô, xe máy. Áp dụng kết hợp với hệ thống điều độ sản xuất APS đem lại cho doanh nghiệp giải pháp tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao năng suất lao động. Liên hệ ngay cho MESTECH để được tư vấn chi tiết nhất!